Vấn đề đầu tiên tôi muốn đề cập đến trong bài viết của mình liên quan đến Vinashin và Vinalines. Hai tập đoàn kinh tế một thời được coi là con cưng của chính phủ nhưng rồi thi nhau cùng đứt gánh để lại khoản nợ khổng lồ mà nhân dân không ai ngờ tới được.
Từ sau khi Thủ tướng Phan Văn Khải hết nhiệm kì, nền kinh tế Việt Nam có những bước c
huyển biến sâu sắc, nhưng hoàn toàn không có tính bền vững.
Chính sách kinh tế nóng vội khi cưỡng bức thành lập các tập đoàn quy mô lớn song lại không biết lựa chọn những bộ phận quản lý có tầm và có tâm khiến cho Vinashin thành con tàu đắm, còn Vinalines thành cái ụ nổi hoen rỉ. Chính phủ ta có những công cụ để quản lý, có những bộ phận thanh tra ( Tổng thanh tra, thanh tra bộ) và được giao nhiệm vụ thanh tra (Cục, tổng cục) nhưng rồi chỉ đến khi đổ bể mới vào cuộc và lúc ấy chẳng phải họ phát hiện ra mà là đi nhại lại lý do của sự đã rồi.
Khi tôi còn đang học lớp 11, trong một chương trình thời sự tối có chiếu về Vinasin, tôi nhớ ba tôi từng nói: Tập đoàn này bắt đầu lấn sân các lĩnh vực khác mà không chú trọng hiệu quả. Sớm muộn gì cũng đổ bể. Hồi ấy tôi chưa mường tượng gì được nhiều đến kinh tế vĩ mô, đến những chính sách và đường hướng phát triển. Nhưng rồi 3 năm sau, như một minh chứng cho sự tiên đoán kì lạ đó, mỗi người dân Việt Nam phải gánh một khoản nợ “vô duyên” trên 1 triệu đồng. Lúc ấy mới vỡ nhẽ, công tác quản lý kinh tế của chính phủ ta như một người mẹ giàu có, chẳng quan tâm đến việc con mình hư hay ngoan, họ nghĩ cho thật nhiều tiền vậy là nó sống ổn.
Sau hơn một năm, giờ lại đến Vinalines, chẳng phải mà ngẫu nhiên những ông lớn của ngành công nghiệp và vận tải liên quan đến biển lại dính chàm.
Một mô tuýp chung cho hai kết cục và nếu tiếp tục những sai lầm về định hình và quản lý thì hoàn toàn có nhiều Vina khác nữa theo đó mà chồng nợ lên đầu dân.
Chúng ta xây dựng nền kinh tế theo định hướng thị trường nhưng lại mang màu sắc Xã hội chủ nghĩa. Hai điều này hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Thị trường tôn trọng quy luật giá cả, cung cầu và cạnh tranh nghĩa là tư hữu. Trong khi Xã hội chủ nghĩa lại là công hữu về tư liệu sản xuất. Ép buộc hai mặt mâu thuẫn nằm trong một phạm trù không khác gì chuyện buộc con hổ phải giống hổ nhưng…ăn cỏ! Tôi nghĩ rằng, nếu đã lựa chọn thì cần tôn trọng, tôn trọng cái quyền lỗ lãi của doanh nghiệp nhà nước, tách chức năng sản xuất ra khỏi chức năng quản lý của Bộ. Lúc đó vì sức ép kinh doanh và cạnh tranh, doanh nghiệp hay tập đoàn không gắng không được…
Hai cái Vina từng là đại diện tiêu biểu cho một nền kinh tế Việt Nam đang lên, nhưng giờ nó đã chìm mất, đã hoen rỉ mất. Kéo theo niềm tin của dân vào chính quyền và làm hoen rỉ bộ máy quản lý vốn cồng kềnh và ì ạch.
Câu chuyện trên là minh chứng về khả năng của những người quản lý nền kinh tế Việt Nam, còn câu chuyện sau lại chỉ về đạo đức của một bộ phận trồng người khác. Chắc hẵn khi ai nhắc đến Đồi Ngô bạn và tôi đều biết nó vừa mới xảy ra chuyện gì. Đồi Ngô ở Bắc Giang. Tôi biết nó trong một chuyến đi điều tra số liệu về đất đai năm thứ 3 đại học. Nhưng sau kì thi trung học phổ thông, tôi nghĩ Đồi Ngô nằm ở nhiều nơi lắm, quê tôi Quảng Bình và cả quê bạn nữa.
Tôi sinh năm 1990, kì thi của tôi nằm ngay sau kì thi với cuộc vận động hai không của ngài đương kim thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Năm ấy chúng tôi lo lắm vì bài học nhãn tiền về nhiều ngôi trường tỉ lệ trượt 100%. Nhưng rồi chúng tôi cũng vượt qua nhờ sự giúp sức của bạn bè và giám thị. Cho đến khi sự kiện Đồi Ngô bị phanh phui, sau chừng ấy năm giám thị vẫn làm duy nhất hai nhiệm vụ, mang phao và canh thanh tra cho thí sinh chép.
Tôi cũng là sản phẩm của nền giáo dục “cải cách” này và tôi chẳng lấy gì làm tự hào về điều đó.
“Sau hàng loạt clip gian lận thi cử được đăng tải Bộ vẫn tái khẳng định rằng kỳ thi diễn ra "an toàn, nghiêm túc", ông giải thích thế nào về điều này?
- Nhiều giám đốc Sở gọi điện cho tôi với tư cách nhà giáo lâu năm, họ rất buồn vì mất công bằng. Dường như giáo dục chỉ có sai có xấu thôi không có gì hay cả. Họ cho biết sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc, nghiêm túc và cũng chia sẻ rằng có nhiều nơi làm tốt.
Theo luật thanh tra trách nhiệm những người liên quan phải cung cấp thông tin. Những clip gian lận ấy tại sao không cung cấp cho cơ quan quản lý để được giải quyết nhanh nhất mà chỉ cung cấp nhỏ giọt?
Tôi rất tôn trọng những người có trách nhiệm xã hội và cái nhìn khách quan, công bằng để ai sai thì người đó phải sửa, cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Tôi cũng nghe nói những người tố cáo tiêu cực đang mất lòng tin vào ngành, và đó là điều làm tôi cảm thấy rất buồn.”
Đây là đoạn trích tôi đọc được khi Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Huy Bằng trả lời phỏng vấn của báo chí. Đọc cách ông ta vòng vo, tôi thấy buồn cười. Một sự né tránh lộ liễu và ông tả tưởng thế là yên chuyện.
Quay lại với những cán bộ coi thi ở Đồi Ngô – Bắc Giang và “Đồi Ngô” ở không biết bao nhiêu tỉnh trên cái đất nước nhỏ bé này. Thật hỗ thẹn cho những người sa sã cái câu “Kỳ thi diễn ra nghiêm túc” và thật hỗ thẹn cho những ông này bà nọ trong ngành trồng người khi chính họ đánh mất đạo đức ngành và để rồi trồng nên những con người dối trá, vị kĩ và tầm thường.
Tôi tốt nghiệp ngành Quản lý Nhà nước, nơi hội trường hằng ngày tôi vẫn ngồi trong ghế nhà trường là câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều làm đầy tớ của nhân dân – Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi và nước mắt của nhân dân mà ra – Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân...”Nhưng sẽ thế nào khi tôi nhìn vào thực tế. Người ta thường biện minh cho những hành động của mình là vì Quốc kế, dân sinh. Còn công dân thì đợi cái "kế" ấy đến mòn mõi niềm tin và sự kì vọng. Một khi công dân thôi lên tiếng về những vết nhơ của chính quyền, lúc ấy dân tộc sẽ ở bên bờ diệt vong. Cái được và mất của người cầm quyền đều nằm ở khả năng đấu tranh cho một xã hội ổn định và thịnh vượng. Chạy theo những lợi ích tư bản mà quên mất nhân dân đang đói khổ là bán nhân cách cách mình trước đạo đức của xã hội. Dân đồng tâm nước mới bền. Dân an nước mới mạnh. Dân tín nước mới vẹn toàn. Nhưng lý thuyết ấy, dường như không phải ai cũng nắm rõ, hoặc giả có nắm rõ cũng xuề xòa đặt nó sau lợi ích cá nhân!
Những gì tôi nói ở đây không gợi mở quá nhiều điều vì bản thân nó đã chứa đựng những giá trị phản ánh khiến cả xã hội phải rùng mình. Nhưng điều chúng ta đang được chứng kiến dường như chẳng mảy may gì đến một bộ phận quản lý. Vinashin đã được tái cơ cấu bằng cách chia nhỏ, Vinalines cũng đang đợi Ngài thủ tướng chỉ thị “làm lại từ đâu”, Đồi Ngô rồi sẽ yên bình thôi bỡi người ta quên đi lỗi lầm của mình nhanh lắm, đặc biệt những người phạm lỗi là là nhóm có “tri thức” và “đạo đức” như những người làm giáo dục. Tất cả như chưa hề có chuyện gì xảy ra, báo chí rồi cũng được Ban tuyên giáo “định hướng lại dư luận” cho đúng, cho hợp. Họ lại hã hê trước những gì họ làm, lại tiếp tục cống hiến “sức tàn, lực kiệt” cho cái đất nước nhỏ bé, mỏng manh này. Nhưng họ quên mất rằng, sau những hồi kết như thế, có một cơn sóng ngầm dữ dội đang âm ỷ vỗ trong lòng những con người yêu nước….
Chính sách kinh tế nóng vội khi cưỡng bức thành lập các tập đoàn quy mô lớn song lại không biết lựa chọn những bộ phận quản lý có tầm và có tâm khiến cho Vinashin thành con tàu đắm, còn Vinalines thành cái ụ nổi hoen rỉ. Chính phủ ta có những công cụ để quản lý, có những bộ phận thanh tra ( Tổng thanh tra, thanh tra bộ) và được giao nhiệm vụ thanh tra (Cục, tổng cục) nhưng rồi chỉ đến khi đổ bể mới vào cuộc và lúc ấy chẳng phải họ phát hiện ra mà là đi nhại lại lý do của sự đã rồi.
Khi tôi còn đang học lớp 11, trong một chương trình thời sự tối có chiếu về Vinasin, tôi nhớ ba tôi từng nói: Tập đoàn này bắt đầu lấn sân các lĩnh vực khác mà không chú trọng hiệu quả. Sớm muộn gì cũng đổ bể. Hồi ấy tôi chưa mường tượng gì được nhiều đến kinh tế vĩ mô, đến những chính sách và đường hướng phát triển. Nhưng rồi 3 năm sau, như một minh chứng cho sự tiên đoán kì lạ đó, mỗi người dân Việt Nam phải gánh một khoản nợ “vô duyên” trên 1 triệu đồng. Lúc ấy mới vỡ nhẽ, công tác quản lý kinh tế của chính phủ ta như một người mẹ giàu có, chẳng quan tâm đến việc con mình hư hay ngoan, họ nghĩ cho thật nhiều tiền vậy là nó sống ổn.
Sau hơn một năm, giờ lại đến Vinalines, chẳng phải mà ngẫu nhiên những ông lớn của ngành công nghiệp và vận tải liên quan đến biển lại dính chàm.
Một mô tuýp chung cho hai kết cục và nếu tiếp tục những sai lầm về định hình và quản lý thì hoàn toàn có nhiều Vina khác nữa theo đó mà chồng nợ lên đầu dân.
Chúng ta xây dựng nền kinh tế theo định hướng thị trường nhưng lại mang màu sắc Xã hội chủ nghĩa. Hai điều này hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Thị trường tôn trọng quy luật giá cả, cung cầu và cạnh tranh nghĩa là tư hữu. Trong khi Xã hội chủ nghĩa lại là công hữu về tư liệu sản xuất. Ép buộc hai mặt mâu thuẫn nằm trong một phạm trù không khác gì chuyện buộc con hổ phải giống hổ nhưng…ăn cỏ! Tôi nghĩ rằng, nếu đã lựa chọn thì cần tôn trọng, tôn trọng cái quyền lỗ lãi của doanh nghiệp nhà nước, tách chức năng sản xuất ra khỏi chức năng quản lý của Bộ. Lúc đó vì sức ép kinh doanh và cạnh tranh, doanh nghiệp hay tập đoàn không gắng không được…
Hai cái Vina từng là đại diện tiêu biểu cho một nền kinh tế Việt Nam đang lên, nhưng giờ nó đã chìm mất, đã hoen rỉ mất. Kéo theo niềm tin của dân vào chính quyền và làm hoen rỉ bộ máy quản lý vốn cồng kềnh và ì ạch.
Câu chuyện trên là minh chứng về khả năng của những người quản lý nền kinh tế Việt Nam, còn câu chuyện sau lại chỉ về đạo đức của một bộ phận trồng người khác. Chắc hẵn khi ai nhắc đến Đồi Ngô bạn và tôi đều biết nó vừa mới xảy ra chuyện gì. Đồi Ngô ở Bắc Giang. Tôi biết nó trong một chuyến đi điều tra số liệu về đất đai năm thứ 3 đại học. Nhưng sau kì thi trung học phổ thông, tôi nghĩ Đồi Ngô nằm ở nhiều nơi lắm, quê tôi Quảng Bình và cả quê bạn nữa.
Tôi sinh năm 1990, kì thi của tôi nằm ngay sau kì thi với cuộc vận động hai không của ngài đương kim thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Năm ấy chúng tôi lo lắm vì bài học nhãn tiền về nhiều ngôi trường tỉ lệ trượt 100%. Nhưng rồi chúng tôi cũng vượt qua nhờ sự giúp sức của bạn bè và giám thị. Cho đến khi sự kiện Đồi Ngô bị phanh phui, sau chừng ấy năm giám thị vẫn làm duy nhất hai nhiệm vụ, mang phao và canh thanh tra cho thí sinh chép.
Tôi cũng là sản phẩm của nền giáo dục “cải cách” này và tôi chẳng lấy gì làm tự hào về điều đó.
“Sau hàng loạt clip gian lận thi cử được đăng tải Bộ vẫn tái khẳng định rằng kỳ thi diễn ra "an toàn, nghiêm túc", ông giải thích thế nào về điều này?
- Nhiều giám đốc Sở gọi điện cho tôi với tư cách nhà giáo lâu năm, họ rất buồn vì mất công bằng. Dường như giáo dục chỉ có sai có xấu thôi không có gì hay cả. Họ cho biết sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc, nghiêm túc và cũng chia sẻ rằng có nhiều nơi làm tốt.
Theo luật thanh tra trách nhiệm những người liên quan phải cung cấp thông tin. Những clip gian lận ấy tại sao không cung cấp cho cơ quan quản lý để được giải quyết nhanh nhất mà chỉ cung cấp nhỏ giọt?
Tôi rất tôn trọng những người có trách nhiệm xã hội và cái nhìn khách quan, công bằng để ai sai thì người đó phải sửa, cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Tôi cũng nghe nói những người tố cáo tiêu cực đang mất lòng tin vào ngành, và đó là điều làm tôi cảm thấy rất buồn.”
Đây là đoạn trích tôi đọc được khi Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Huy Bằng trả lời phỏng vấn của báo chí. Đọc cách ông ta vòng vo, tôi thấy buồn cười. Một sự né tránh lộ liễu và ông tả tưởng thế là yên chuyện.
Quay lại với những cán bộ coi thi ở Đồi Ngô – Bắc Giang và “Đồi Ngô” ở không biết bao nhiêu tỉnh trên cái đất nước nhỏ bé này. Thật hỗ thẹn cho những người sa sã cái câu “Kỳ thi diễn ra nghiêm túc” và thật hỗ thẹn cho những ông này bà nọ trong ngành trồng người khi chính họ đánh mất đạo đức ngành và để rồi trồng nên những con người dối trá, vị kĩ và tầm thường.
Tôi tốt nghiệp ngành Quản lý Nhà nước, nơi hội trường hằng ngày tôi vẫn ngồi trong ghế nhà trường là câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều làm đầy tớ của nhân dân – Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi và nước mắt của nhân dân mà ra – Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân...”Nhưng sẽ thế nào khi tôi nhìn vào thực tế. Người ta thường biện minh cho những hành động của mình là vì Quốc kế, dân sinh. Còn công dân thì đợi cái "kế" ấy đến mòn mõi niềm tin và sự kì vọng. Một khi công dân thôi lên tiếng về những vết nhơ của chính quyền, lúc ấy dân tộc sẽ ở bên bờ diệt vong. Cái được và mất của người cầm quyền đều nằm ở khả năng đấu tranh cho một xã hội ổn định và thịnh vượng. Chạy theo những lợi ích tư bản mà quên mất nhân dân đang đói khổ là bán nhân cách cách mình trước đạo đức của xã hội. Dân đồng tâm nước mới bền. Dân an nước mới mạnh. Dân tín nước mới vẹn toàn. Nhưng lý thuyết ấy, dường như không phải ai cũng nắm rõ, hoặc giả có nắm rõ cũng xuề xòa đặt nó sau lợi ích cá nhân!
Những gì tôi nói ở đây không gợi mở quá nhiều điều vì bản thân nó đã chứa đựng những giá trị phản ánh khiến cả xã hội phải rùng mình. Nhưng điều chúng ta đang được chứng kiến dường như chẳng mảy may gì đến một bộ phận quản lý. Vinashin đã được tái cơ cấu bằng cách chia nhỏ, Vinalines cũng đang đợi Ngài thủ tướng chỉ thị “làm lại từ đâu”, Đồi Ngô rồi sẽ yên bình thôi bỡi người ta quên đi lỗi lầm của mình nhanh lắm, đặc biệt những người phạm lỗi là là nhóm có “tri thức” và “đạo đức” như những người làm giáo dục. Tất cả như chưa hề có chuyện gì xảy ra, báo chí rồi cũng được Ban tuyên giáo “định hướng lại dư luận” cho đúng, cho hợp. Họ lại hã hê trước những gì họ làm, lại tiếp tục cống hiến “sức tàn, lực kiệt” cho cái đất nước nhỏ bé, mỏng manh này. Nhưng họ quên mất rằng, sau những hồi kết như thế, có một cơn sóng ngầm dữ dội đang âm ỷ vỗ trong lòng những con người yêu nước….
Nguồn : - Wegreen
1 nhận xét:
Thực tế ở VN hiện nay,một đội ngũ tri thức lấy cái danh nghĩa làm giàu cho đất nước lại đi bòn rút của xã hội,họ còn được bao che bảo vệ bởi các ô dù nữa
Đăng nhận xét