Pages

Blog Title

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

SĨ DIỆN GIÁO DỤC

1. Thực trạng của nền giáo dục sĩ diện hảo - ảo danh

Cả nước hiện có 9. 000 Giáo Sư 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học. Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học - sáng tạo - sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống... Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình... " sản xuất mì tôm". [1]


                                              (Ảnh minh họa - Nguồn : Google Image )


Với lực lượng GS, PGS, TS và Th.s hùng hậu như vậy nhưng số công trình nghiên cứu khoa học công bố lại nằm vào nhóm thấp nhất các nước Đông Nam Á. và hơn 9.000 Giáo sư nhưng chúng ta vẫn không có bằng phát minh sáng chế thế giới nào. [2]

Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản, tuy nhiên đất nước ta lại lẹt đẹt mọi mặt, tại sao lại như thế !?

Khoảng 70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học mà chỉ làm các chức vụ hành chính và quản lý.

Đề tài nghiên cứu của các NCS Việt Nam còn vĩ mô, chưa thực tế….

- 9.000 Giáo Sư, 24.000 Tiến Sĩ nhưng nghịch lý là người Nông Dân và chàng kỹ sư thương binh vẫn phải mày mò và chế tạo ra máy bay và máy bay và trực thăng

- Càng không lạ lẫm hơn khi chính những người nông dân chân đất tự tạo ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp do những nông dân sáng chế. Đơn giản nhất từ những chiếc máy bơm nước đạp chân DH4, máy trục bùn, máy tra hạt, máy gieo đậu tương 8 hàng, máy bạt gốc mía, máy dệt chiếu... góp phần giải phóng sức người, nâng cao năng suất lao động, Còn những GS, TS giấy họ ở đâu !?

Tại sao lại như vậy, tại sao một Xã hội đông đúc Những Giáo Sư, Tiến sĩ như vậy nhưng những thứ thiết yếu và cần thiết cho sản xuất lại luôn do chính những người nông dân chân đất tự làm nên, ở đây tôi muốn cùng bàn với các bạn tính sĩ diện của nền giáo dục.

2. Sĩ diện lên ngôi

- Cả một xã hội trọng sĩ diện. Việc đi học, lấy bằng, sở hữu cái bằng hay danh hàm học vị đôi khi là một minh chứng rõ ràng cho tính sĩ diện cố hữu. Tiếc là ko thể chuyển từ tính sĩ diện sang ham muốn để thay đổi hay khám phá cuộc sống. Có quá nhiều bằng tiến sĩ, thạc sĩ na ná nhau, sao chép của nhau, chẳng có giá trị gì. Chúng được tạo nên bởi tính sĩ diện và sĩ diện hão.

- Sĩ diện ko phải là một phép toán. Có thể cân đo đong đếm bao nhiêu là vừa bao nhiêu là đủ. Nó cũng không phải là phạm trù luật pháp hay đạo đức nên mình cũng thể đánh giá nó đúng sai theo các tiêu chuẩn. Nhưng vấn đề với một xã hội trọng sĩ diện và tham lam sĩ diện thì đó là một thảm họa. Bởi nếu một xã hội trọng sự thông thái kiểu thầy đồ như Việt Nam sẽ tạo một lớp người suốt ngày chỉ đọc và học để hiểu, để lý luận, để nói, để lên lớp chứ không chịu động tay động chân để tạo ra cái mới. Càng học càng dễ đi vào lối mòn, càng khó sáng tạo, khó thay đổi. Nếu điều này không đúng ở Việt Nam thì lý do nào lý giải chúng ta có nhiều người có bằng cấp thế mà số bằng phát minh sáng chế ít vậy. Có phải là vì ở Việt Nam danh hiệu nhà phát minh nghe không oai bằng người có bằng tiến sĩ. Không ai biết chắc.

Buồn nữa là, Sĩ diện giáo dục đôi khi phải có được bằng cấp bằng mọi giá không phải là bằng cấp từ truyền thống hiếu học, trọng khoa bảng, để ta mừng cho vận mệnh dân tộc được hưng khởi mà là mục đích của việc hám danh, loè mắt người khác. Mua để có, thậm chí học chỉ để có….

Sĩ diện còn là Người rảnh rang vì công việc nhàn rỗi đi làm cái tiến sĩ về lên lãnh đạo, lãnh đạo những con người tài năng nhưng không nhiều thời gian để làm bằng nhanh, đó là nghịch lý. Lãnh đạo phải là người thực tài thực tâm chứ không phải là những kẻ cơ hội, phường mưu cầu lợi ích.

Nhưng rõ ràng, nếu như ai đó hành động chỉ là vì danh dự cá nhân, cho oai, cho bằng bạn bằng bè, cho nở mày nở mặt, cho họ hàng khen ngợi, cho thỏa mãn cái tính sĩ lúc giao tiếp, để tỏ ra thông thái đơn thuần thì e là người đó không thể đạt đến tầm mà một xã hội hiện đại và cạnh tranh cao chờ đợi. Nhiều GS. TS nhưng xã hội vẫn lẹt đẹt là vậy.

Giá như Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới, chẳng phải cạnh tranh với nước nào thì thật tuyệt. Thế nhưng các quốc gia canh tranh không hề biết đến tính sĩ diện cá nhân của người Việt. Họ chỉ quan tâm đến các thứ lượng hóa: bao nhiêu phát minh được đem ra ứng dụng, bao nhiêu công trình khoa học thế giới, tiền bạc, súng đạn, công nghệ, sản phẩm, tài sản... Có lẽ trong xã hội của họ, họ cũng sĩ diện như chúng ta. Nhưng có lẽ họ không nặng về tầm chương trích cú hay sự thông thái như chúng ta. Họ không hướng đến sự uyên thâm, mơ hồ của kiểu các thầy đồ trong Khổng Giáo, họ dành nhiều thời gian để làm ra các thứ hữu hình, thực tế và ứng dụng được. Họ có nhiều phát minh, sáng chế. Những thứ mà có thể ứng dụng được cho cuộc sống thực tại.

Tuy nhiên nếu đổ lỗi hết cho người học hay phía người nghiên cứu là không hoàn toàn đúng bởi nó còn do: chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, vốn, tiền bạc bỏ ra để phục vụ cho đầu tư nghiên cứu nữa, mà tất thảy cái đó còn khá eo hẹp ở Việt Nam cho quá trình làm nghiên cứu.

3. Lối thoát  nào cho tính Sĩ diện giáo dục!?

Tất nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng hiểu điều đó. Họ cho chạy nhiều chương trình để kích thích sự năng động của người còn khả năng lao động: hãy đem kiến thức vào hành động, hay đem kiến thức rời giới nhà trường, viện nghiên cứu vào cuộc sống thực tế.

Nhiều chương trình khởi nghiệp, tôn vinh doanh nhân được thực hiện. Tiếc là nó ko tạo ra mấy giá trị. Nó khuyến khích bản tính con buôn, làm giàu nhờ quan hệ, nhờ buôn bán hay vì việc tạo ra thêm giá trị nhờ sản xuất. Và do ai làm tiến sĩ thì cứ làm, ai không làm nổi thì đi buôn. Châm ngôn của chúng nó là: Nếu mày giỏi sao mày ko giàu? Hóa ra thước đo của giáo dục, tri thức hay tài năng được tính bằng thành công tài chính. Điều đó hiển nhiên không đúng ý các bác ở trên.

Theotôi, một mẫu người hiện đại thì: học nhanh (fast learner), thèm học (hungry for knowledge), tự học (self-study), chăm chỉ, đam mê và tham vọng. Đừng lôi kéo con người ta đi quá xa vào các vấn đề tiền bạc. Quả là đáng tiếc nếu để một tài năng về hóa học thay vì vùi đầu trong phòng thí nghiệm để tìm ra một chất có khả năng kháng rầy nâu hiệu quả với giá thành rẻ hơn lại tiêu đến đồng tiền cuối cùng sau khi thua lỗ với một gian hàng bán bánh mì. Ở Việt Nam, việc có thêm hay mất đi 1 thằng có tiền tỉ chả là cái gì so với việc tạo ra một nhà hóa học có nhiều sáng chế trong lĩnh vực hóa chất bảo vệ thực vật.

Có lẽ (và chỉ là có lẽ) văn hóa Việt Nam vẫn còn ảnh hưởng tàn dư của nền giáo dục phong kiến nặng về văn chương thơ phú, kinh thi, sách thánh hiền và học thuộc lòng. Theo cái văn hóa đó, kiến thức đã được định hình trong sách vở, không mở rộng ra, không thay đổi và không sai sót luôn (nếu sai thì làm gì có từ sách thánh hiền). Sách và giáo trình là chuẩn. Điều dạy trong sách là chân lý.

Khi đi học, người ta bị chi phối bởi một thứ văn hóa: thầy giáo là trung tâm của tất cả: "1 chữ cũng là thầy, nửa chữ của là thầy"; rồi, "không thầy đố mày làm nên". Ngoài những ý nghĩa nhân văn của các châm ngôn đó thì điểm tiêu cực của thứ văn hóa đó là: thụ động cho học sinh (thầy đọc trò chép, trò không cãi thầy, trò không đánh giá lời thầy giảng vì nó là chuẩn mực). Nền giáo dục đó, văn hóa đó không dạy con người ta cách học. Nó dạy con người cách tin. Trong văn hóa đó, sự tự mãn có cơ hội để phát triển: thầy tự mãn, trò cũng tự mãn. Thầy luôn muốn mình là trung tâm còn trò thì tự giác quay xung quanh thầy và tự mãn với gì mình có được. Tư duy tự mãn nảy sinh khi khả năng phản biện và quan sát xã hội không tồn tại. Người học và người dạy luôn nghĩ là mình luôn đúng.

Có lẽ trong văn hóa Việt đương đại, sự tự mãn và lòng tin vào nhà giáo, vào sách vở, vào giáo dục chính quy đã khiến cho nhiều người (số đông chăng?) quên mất cái đích đến của giáo dục hiện đại. Giáo dục kiểu Khổng Giáo là nhằm duy trì xã hội ổn định chứ không nhằm phát triển nó. Bị ảnh hưởng bơi văn hóa này, các bậc phụ huynh và con cái của họ dùng thước đo về giáo dục để tự hào, để khoe khoang, để mơn trớn nhau. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi ...) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Sao mà tôi không thấy bạn sang trọng (giàu)? Mình chỉ dùng từ "đáng suy nghĩ" thôi nhé. Vì có những kiến thức thuộc về nền tảng ví dụ như hiểu luật giao thông đủ để ra đường xe nó không cán ngang người dù ko mang lại tiền mạng nhưng rất có giá trị .

Sau đó nhiều chục năm nữa, người Việt nam sẽ xóa bỏ dần ảnh hưởng văn hóa của Khổng Giáo, nhằm phát triển thứ tư duy tranh biện, nhiều quan sát hơn (là hiểu xã hội hơn đó), học nhanh hơn, tự học tốt hơn, thực tế hơn, loại bỏ hẳn vai trò trung tâm của giáo viên về cả hình thức lẫn ý thức. Hiện giờ cứ thầy là vua, cãi thầy là điểm kém thì đố ai học nhanh nổi, tự học càng không nổi, phản biện thì quên đi. Khổng Giáo rất nguy hiểm: nó không khuyến khích các thế hệ tranh luận với nhau, thằng đi sau phải nhường thằng đi trước, rất là nền nếp, xã hội thì ổn định đó nhưng không thể phát triển nổi. Đó là lý do Tàu, Việt, Nhật, Hàn lại chậm so với Phương Tây đến thế.

*** Chú thích:
1. [1] [2] Số liệu thống kê dùng cho bài viết :http://kenhtuyensinh.vn/viet-nam-co-khoang-24-ngan-tien-si
2. Bài viết có tham khảo Comment trên FB của bạn Pcdinh.


 OH,
Tiểu Bối

0 nhận xét:

Đăng nhận xét