Pages

Blog Title

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012


LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC
Theo số liệu thống kê cho biết :  Cả nước hiện có hơn  9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1] . Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như : nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,…. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người , do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người , không tôn trọng  trí thức đích thực. Yếu  tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu  của 1 quốc gia.
Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự  coi thường sự tiến bộ của khoa học , kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang  tụt hậu.Cũng theo số liệu thống kế cho biết  các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175  năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.”[2]
Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm  người Việt  ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt. èo uột  , đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3] . Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên , Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học - sáng tạo - sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống... Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình... " sản xuất mì tôm". 
Người Hàn Quốc họ có quyền  tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu trên toàn cầu như : Sam Sung, Huyndai . Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota . Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.
                           (Biếm họa về ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa Bình 2011. Ảnh : ST)

 Thực tế này cho thấy,  chất xám Việt đang bi lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo ( đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và  dỏm) , lãng phí cả khâu sử dựng ( Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).
Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính  chúng ta tạo nên Xã hội  này. Trí thức Việt nói riêng , dân Việt nói chung  nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đời mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng  nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ  và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên  rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình. Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt  cần  nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.
 Nghèo , dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội . Cái  tội là ở chổ : nghèo, đói , lạc hậu  , thua kém người khác nhưng lại không biết, hay  biết mà không chiu thừa nhận  và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ , để rồi không chịu tìm tòi hướng đi,  lối  thoát cho mình . Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.
Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là  yếu tố hàng  đầu  để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…. Sao không để cho trí thức  Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?
Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm , muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ  bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường   “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự  mình chà đạp lên mà sống ,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là "nạn nhân" mà còn đồng thời là "thủ phạm" . Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:
-  Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc ,  chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.
- Một thương gia ( doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bẩn không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, đọc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó  và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.
-  Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự  khác,.. những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng .

- Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục "dẫn dắt" ( chăn dắt!?) thế hệ kia.
- Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để  mua chạy chức, hốii lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra . Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn
- Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền  bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch  trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng , đâu  sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi….
Và cứ thế , mỗi người trong xã hội cứ  tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung  vừa tự hại mình và hại người , nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo và dẫn dắt  tồi tệ .
Trong một xã hội, khi  "sự thật" bị bóp méo,  bị bẻ cong Trí thức Việt từ chổ " người sáng" cũng trở thành  “người mù” ,  người thẳng  cũng thành  “còng lưng” . Hoặc im lặng, cúi đàu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.
Với mức giá, mức lương hiện tại , Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức  bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu , nâng cao chuyên môn,phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia  họ lao đầu vào kiếm tiền, kiếm sống làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái  lương tâm, trái đạo đức xã hội.
Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức  trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn  hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội  !
Chưa dừng lại ở đó ,Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị  bần cùng hóa  hay  tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác.  Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau,  để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi ...) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói  thẳng ra,  nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.
Mặt khác , một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định , cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư  duy và quan điểm của họ . Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai , họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao.  Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật.  Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.
Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và  tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt,  mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn  của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật  ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.
Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.
Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn  “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.
 Chú Thích 
[1]   Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra.
[2]  Tính toán của các chuyên gia WB dựa trên báo cáo củ WB năm 2007
[3]  Theo  TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc .


Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Ở MỘT THẾ GIỚI KHÁC

• Giáng sinh đã đến ở khắp mọi miền của đất nước, khắp mọi nơi trên thế giới . Những ông bố bà mẹ được dịp rộn ràng đưa con đi dạo phố, chúng sẽ được ông già Noel tặng quà hay bố mẹ chúng mua quà cho chúng.

► Ở một thế giới khác, nơi những đứa trẻ chưa một lần được gặp ông già tuyết. Và giờ này vào đúng thời điểm này bố mẹ của chúng cũng không dư giả hay có nhiều tiền để mua quà cho chúng . Mà có khi hôm nay Noel là cái ngày gì, Ông già tuyết là ai còn xa và lạ lẫm đối với chúng ! Bọn trẻ không có khái niệm Noel hay Giáng Sinh.

• Trong không khí tưng bừng của đêm Noel năm có những đứa trẻ sẽ rất vui và hạnh phúc .

► Ở một thế giới khác , có những đứa trẻ không có Giáng sinh. Chúng không có Giáng sinh, chỉ đơn giản là vì chúng không có mẹ. Hay không có cả bố lẫn mẹ




• Giáng Sinh năm nay cũng như bao năm nào, nhà nhà trang trí những món đồ chơi đẹp, những cây thông sặc sỡ với những màu sắc đẹp và những lời cầu chúc an lành , và những điều tốt đẹp dành cho nhau. Người lớn tất bật, bận rộn trang trí, mua sắm thứ ngon nhất đẹp nhất chuẩn bị cho lễ giáng sinh. Bọn trẻ thì háo hức chờ quà, chờ bánh kẹo và những thứ mà chúng vốn có hàng năm vào ngày lễ giáng sinh.

► Ở một thế giới khác Hoà trong không khí Noel ấm áp và hạnh phúc, mọi người có biết đâu rằng, trong cái giá rét kinh người, bao nhiêu em bé trên thế gian này, những đứa bé đánh giày, bán báo, bán vé số dạo không có lấy một noel ấm áp, với ánh mắt buồn mệt nhoài vì cuộc sống, vì phải lo toan quá nhiều, vì đã không còn cả cha lẫn mẹ?

• Giáng Sinh, như một lẽ tất nhiên , ông già Noel sẽ xuất hiện, sẽ mang đến cho những đứa trẻ ngoan ngoãn, chăm ngoan biết vâng lời những món quà. Bởi vì chúng ngoan cả năm và đấy là điều tất nhiên vốn có khi những đứa trẻ có Noel sẽ nhận được quà Noel.

► Ở một thế giới khác , cũng có những đứa trẻ rất ngoan, chúng rất vâng lời, biết giúp ông bà cha mẹ, chăm ngoan học giởi nhưng ông già Noel sẽ chẳng mang quà đến cho chúng vì ông bà cha mẹ, người thân của chúng khg có tiền để mua quà gởi cho ông già Noel hay số phận đã định đoạt cho chúng khi sanh ra đã là trẻi thiếu vắng tình yêu, và vòng tay hơi ấm của cha mẹ và người thân !

• Giáng sinh, nhà nhà quây quần bên nhau, nhà nhà cắt bánh, sum quầy trong không khí thật là đầm ấm hạnh phúc, trong tiếng cười, trong ánh nến và sóng sánh rượu vang, tràn ngập chúc tụng.

► Ở một thế giới khác vẫn còn nhiều người mưu sinh vật lộn kiếm sống thậm chí không có mái ấm trú ngụ trong đêm đông giá rét, cũng có những đứa trẻ cùng tất tả mưu sinh trong đêm với những gánh hàng rong.

• Giáng sinh, người ta rộn ràng với các đề tài quen thuộc : Con bạn có ngoan hơn? Con bạn có học giỏi? Con bạn đang mong muốn ông Noel để tặng quà gì ? Rồi những đứa trẻ Chúng ao ước? Chúng mất ngủ? Chúng sẽ luyên thuyên khoe với bạn bè vì hôm qua ông già Noel tới? Chúng cứ “bấn loạn” lên trong vài ngày….

► Ở một thế giới khác, cũng có những đứa trẻ bấn loạn lên, chúng cũng thao thức, chúng cũng mất ngủ không phải để chờ để đợi những món quà hay để chờ ông già Noel trao quà mà là vì cái rét buốt người khi không có đủ mái ấm , khi trời rét mà vẫn phải lang thang ngoài trời và đêm về không đủ một manh áo ấm.

• Trong không khí Giáng sinh đầm ấm, những em bé thừa hưởng sự quan tâm và yêu thương của cha mẹ có bao giờ biết nghĩ được rằng mình đã quá hạnh phúc ngay từ khi sinh ra?

► Ở một thế giới khác, những đứa trẻ không may mắn nhìn vào những đứa trẻ may mắn và trong đầu có nhiều so sánh, mong muốn và thèm muốn rồi chép miệng : “Ước Gì” và “Giá như”.

• Giáng Sinh đến, nhiều người, nhiều đứa trẻ hy vọng sẽ có quà này, sẽ có điều ước kia và điều ước ấy sẽ thành hiện thực khi đêm về ông Noel sẽ đem tới

► Ở một thế giới khác, có những ước mơ con xé nát cuộc đời con mà khó thành hiện thực : Chúng ước có được mèn mén ( ngô xay) nhét đầy bụng, được đến trường như bao bạn miền xuôi kia!

• Giáng sinh, có những đứa trẻ sẽ thừa mứa nhiều thứ

► Ở một thế giới khác : Cũng có những đứa trẻ trần trụi với nỗi lo mưu sinh sao cho thoát khỏi cơn đói hàng ngày. Chúng chỉ mong cho ngày mai làm sao cái bụng không phải chịu đói, hay trời bớt lạnh, để manh áo mỏng có thể chống chọi với cái rét cắt da.

• Giáng Sinh về, Có những đứa trẻ có rất niềm vui hạnh phúc

► Ở một thế giới khác, có những đứa trẻ với ánh mắt buồn, khuôn mặt lấm lem , lấm lét nhìn những đứa trẻ khác đầy tủi hơn và ganh tỵ

• Trong đêm Noel, người ta hát và nghe bài Jingle Bells tràn ngập hạnh phúc

► Ở mọt thế giới khác, tôi giật mình khi nghe vẳng vẳng bên tai ca khúc của nhạc Sĩ Minh Khang : “Trong đêm một bàn chân bước, Bé xíu lang thang trên đường, Ánh mắt buồn, mệt nhoài của em, Em rất buồn vì em không biết đi, đi về đâu.”


OH
Tiểu Bối
SĨ DIỆN GIÁO DỤC

1. Thực trạng của nền giáo dục sĩ diện hảo - ảo danh

Cả nước hiện có 9. 000 Giáo Sư 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học. Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học - sáng tạo - sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống... Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình... " sản xuất mì tôm". [1]


                                              (Ảnh minh họa - Nguồn : Google Image )


Với lực lượng GS, PGS, TS và Th.s hùng hậu như vậy nhưng số công trình nghiên cứu khoa học công bố lại nằm vào nhóm thấp nhất các nước Đông Nam Á. và hơn 9.000 Giáo sư nhưng chúng ta vẫn không có bằng phát minh sáng chế thế giới nào. [2]

Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản, tuy nhiên đất nước ta lại lẹt đẹt mọi mặt, tại sao lại như thế !?

Khoảng 70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học mà chỉ làm các chức vụ hành chính và quản lý.

Đề tài nghiên cứu của các NCS Việt Nam còn vĩ mô, chưa thực tế….

- 9.000 Giáo Sư, 24.000 Tiến Sĩ nhưng nghịch lý là người Nông Dân và chàng kỹ sư thương binh vẫn phải mày mò và chế tạo ra máy bay và máy bay và trực thăng

- Càng không lạ lẫm hơn khi chính những người nông dân chân đất tự tạo ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp do những nông dân sáng chế. Đơn giản nhất từ những chiếc máy bơm nước đạp chân DH4, máy trục bùn, máy tra hạt, máy gieo đậu tương 8 hàng, máy bạt gốc mía, máy dệt chiếu... góp phần giải phóng sức người, nâng cao năng suất lao động, Còn những GS, TS giấy họ ở đâu !?

Tại sao lại như vậy, tại sao một Xã hội đông đúc Những Giáo Sư, Tiến sĩ như vậy nhưng những thứ thiết yếu và cần thiết cho sản xuất lại luôn do chính những người nông dân chân đất tự làm nên, ở đây tôi muốn cùng bàn với các bạn tính sĩ diện của nền giáo dục.

2. Sĩ diện lên ngôi

- Cả một xã hội trọng sĩ diện. Việc đi học, lấy bằng, sở hữu cái bằng hay danh hàm học vị đôi khi là một minh chứng rõ ràng cho tính sĩ diện cố hữu. Tiếc là ko thể chuyển từ tính sĩ diện sang ham muốn để thay đổi hay khám phá cuộc sống. Có quá nhiều bằng tiến sĩ, thạc sĩ na ná nhau, sao chép của nhau, chẳng có giá trị gì. Chúng được tạo nên bởi tính sĩ diện và sĩ diện hão.

- Sĩ diện ko phải là một phép toán. Có thể cân đo đong đếm bao nhiêu là vừa bao nhiêu là đủ. Nó cũng không phải là phạm trù luật pháp hay đạo đức nên mình cũng thể đánh giá nó đúng sai theo các tiêu chuẩn. Nhưng vấn đề với một xã hội trọng sĩ diện và tham lam sĩ diện thì đó là một thảm họa. Bởi nếu một xã hội trọng sự thông thái kiểu thầy đồ như Việt Nam sẽ tạo một lớp người suốt ngày chỉ đọc và học để hiểu, để lý luận, để nói, để lên lớp chứ không chịu động tay động chân để tạo ra cái mới. Càng học càng dễ đi vào lối mòn, càng khó sáng tạo, khó thay đổi. Nếu điều này không đúng ở Việt Nam thì lý do nào lý giải chúng ta có nhiều người có bằng cấp thế mà số bằng phát minh sáng chế ít vậy. Có phải là vì ở Việt Nam danh hiệu nhà phát minh nghe không oai bằng người có bằng tiến sĩ. Không ai biết chắc.

Buồn nữa là, Sĩ diện giáo dục đôi khi phải có được bằng cấp bằng mọi giá không phải là bằng cấp từ truyền thống hiếu học, trọng khoa bảng, để ta mừng cho vận mệnh dân tộc được hưng khởi mà là mục đích của việc hám danh, loè mắt người khác. Mua để có, thậm chí học chỉ để có….

Sĩ diện còn là Người rảnh rang vì công việc nhàn rỗi đi làm cái tiến sĩ về lên lãnh đạo, lãnh đạo những con người tài năng nhưng không nhiều thời gian để làm bằng nhanh, đó là nghịch lý. Lãnh đạo phải là người thực tài thực tâm chứ không phải là những kẻ cơ hội, phường mưu cầu lợi ích.

Nhưng rõ ràng, nếu như ai đó hành động chỉ là vì danh dự cá nhân, cho oai, cho bằng bạn bằng bè, cho nở mày nở mặt, cho họ hàng khen ngợi, cho thỏa mãn cái tính sĩ lúc giao tiếp, để tỏ ra thông thái đơn thuần thì e là người đó không thể đạt đến tầm mà một xã hội hiện đại và cạnh tranh cao chờ đợi. Nhiều GS. TS nhưng xã hội vẫn lẹt đẹt là vậy.

Giá như Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới, chẳng phải cạnh tranh với nước nào thì thật tuyệt. Thế nhưng các quốc gia canh tranh không hề biết đến tính sĩ diện cá nhân của người Việt. Họ chỉ quan tâm đến các thứ lượng hóa: bao nhiêu phát minh được đem ra ứng dụng, bao nhiêu công trình khoa học thế giới, tiền bạc, súng đạn, công nghệ, sản phẩm, tài sản... Có lẽ trong xã hội của họ, họ cũng sĩ diện như chúng ta. Nhưng có lẽ họ không nặng về tầm chương trích cú hay sự thông thái như chúng ta. Họ không hướng đến sự uyên thâm, mơ hồ của kiểu các thầy đồ trong Khổng Giáo, họ dành nhiều thời gian để làm ra các thứ hữu hình, thực tế và ứng dụng được. Họ có nhiều phát minh, sáng chế. Những thứ mà có thể ứng dụng được cho cuộc sống thực tại.

Tuy nhiên nếu đổ lỗi hết cho người học hay phía người nghiên cứu là không hoàn toàn đúng bởi nó còn do: chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, vốn, tiền bạc bỏ ra để phục vụ cho đầu tư nghiên cứu nữa, mà tất thảy cái đó còn khá eo hẹp ở Việt Nam cho quá trình làm nghiên cứu.

3. Lối thoát  nào cho tính Sĩ diện giáo dục!?

Tất nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng hiểu điều đó. Họ cho chạy nhiều chương trình để kích thích sự năng động của người còn khả năng lao động: hãy đem kiến thức vào hành động, hay đem kiến thức rời giới nhà trường, viện nghiên cứu vào cuộc sống thực tế.

Nhiều chương trình khởi nghiệp, tôn vinh doanh nhân được thực hiện. Tiếc là nó ko tạo ra mấy giá trị. Nó khuyến khích bản tính con buôn, làm giàu nhờ quan hệ, nhờ buôn bán hay vì việc tạo ra thêm giá trị nhờ sản xuất. Và do ai làm tiến sĩ thì cứ làm, ai không làm nổi thì đi buôn. Châm ngôn của chúng nó là: Nếu mày giỏi sao mày ko giàu? Hóa ra thước đo của giáo dục, tri thức hay tài năng được tính bằng thành công tài chính. Điều đó hiển nhiên không đúng ý các bác ở trên.

Theotôi, một mẫu người hiện đại thì: học nhanh (fast learner), thèm học (hungry for knowledge), tự học (self-study), chăm chỉ, đam mê và tham vọng. Đừng lôi kéo con người ta đi quá xa vào các vấn đề tiền bạc. Quả là đáng tiếc nếu để một tài năng về hóa học thay vì vùi đầu trong phòng thí nghiệm để tìm ra một chất có khả năng kháng rầy nâu hiệu quả với giá thành rẻ hơn lại tiêu đến đồng tiền cuối cùng sau khi thua lỗ với một gian hàng bán bánh mì. Ở Việt Nam, việc có thêm hay mất đi 1 thằng có tiền tỉ chả là cái gì so với việc tạo ra một nhà hóa học có nhiều sáng chế trong lĩnh vực hóa chất bảo vệ thực vật.

Có lẽ (và chỉ là có lẽ) văn hóa Việt Nam vẫn còn ảnh hưởng tàn dư của nền giáo dục phong kiến nặng về văn chương thơ phú, kinh thi, sách thánh hiền và học thuộc lòng. Theo cái văn hóa đó, kiến thức đã được định hình trong sách vở, không mở rộng ra, không thay đổi và không sai sót luôn (nếu sai thì làm gì có từ sách thánh hiền). Sách và giáo trình là chuẩn. Điều dạy trong sách là chân lý.

Khi đi học, người ta bị chi phối bởi một thứ văn hóa: thầy giáo là trung tâm của tất cả: "1 chữ cũng là thầy, nửa chữ của là thầy"; rồi, "không thầy đố mày làm nên". Ngoài những ý nghĩa nhân văn của các châm ngôn đó thì điểm tiêu cực của thứ văn hóa đó là: thụ động cho học sinh (thầy đọc trò chép, trò không cãi thầy, trò không đánh giá lời thầy giảng vì nó là chuẩn mực). Nền giáo dục đó, văn hóa đó không dạy con người ta cách học. Nó dạy con người cách tin. Trong văn hóa đó, sự tự mãn có cơ hội để phát triển: thầy tự mãn, trò cũng tự mãn. Thầy luôn muốn mình là trung tâm còn trò thì tự giác quay xung quanh thầy và tự mãn với gì mình có được. Tư duy tự mãn nảy sinh khi khả năng phản biện và quan sát xã hội không tồn tại. Người học và người dạy luôn nghĩ là mình luôn đúng.

Có lẽ trong văn hóa Việt đương đại, sự tự mãn và lòng tin vào nhà giáo, vào sách vở, vào giáo dục chính quy đã khiến cho nhiều người (số đông chăng?) quên mất cái đích đến của giáo dục hiện đại. Giáo dục kiểu Khổng Giáo là nhằm duy trì xã hội ổn định chứ không nhằm phát triển nó. Bị ảnh hưởng bơi văn hóa này, các bậc phụ huynh và con cái của họ dùng thước đo về giáo dục để tự hào, để khoe khoang, để mơn trớn nhau. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi ...) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Sao mà tôi không thấy bạn sang trọng (giàu)? Mình chỉ dùng từ "đáng suy nghĩ" thôi nhé. Vì có những kiến thức thuộc về nền tảng ví dụ như hiểu luật giao thông đủ để ra đường xe nó không cán ngang người dù ko mang lại tiền mạng nhưng rất có giá trị .

Sau đó nhiều chục năm nữa, người Việt nam sẽ xóa bỏ dần ảnh hưởng văn hóa của Khổng Giáo, nhằm phát triển thứ tư duy tranh biện, nhiều quan sát hơn (là hiểu xã hội hơn đó), học nhanh hơn, tự học tốt hơn, thực tế hơn, loại bỏ hẳn vai trò trung tâm của giáo viên về cả hình thức lẫn ý thức. Hiện giờ cứ thầy là vua, cãi thầy là điểm kém thì đố ai học nhanh nổi, tự học càng không nổi, phản biện thì quên đi. Khổng Giáo rất nguy hiểm: nó không khuyến khích các thế hệ tranh luận với nhau, thằng đi sau phải nhường thằng đi trước, rất là nền nếp, xã hội thì ổn định đó nhưng không thể phát triển nổi. Đó là lý do Tàu, Việt, Nhật, Hàn lại chậm so với Phương Tây đến thế.

*** Chú thích:
1. [1] [2] Số liệu thống kê dùng cho bài viết :http://kenhtuyensinh.vn/viet-nam-co-khoang-24-ngan-tien-si
2. Bài viết có tham khảo Comment trên FB của bạn Pcdinh.


 OH,
Tiểu Bối

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012


QUÊ HƯƠNG – CHỐN TÌM VỀ !

Con đường ấy, lũy tre ấy, giếng nước ấy, gốc đa ấy, mái đình ấy vẫn không thể phai mờ trong tâm trí. Ký ức luôn nhắc nhở ta không được quên và không thể nào quên được dù có đi đâu về đâu. Thế nhưng, dòng đời trôi qua, cùng với những bộn bề lo toan cuả cuộc sống, những nhọc nhằn mưu sinh, những hơn thua được mất của cuộc đời, những mưu toan lợi danh làm cho ta quên đi nhiều thứ và bận tâm nhiều thứ và rồi một lúc nào đó ta chợt nhận ra, tuổi thanh xuân, ta bỏ quê hương ra đi để kiểm tìm những thứ mà giờ đây ta đầu đã hai, ba thứ tóc ta có thể chấp nhận đánh đổi những thứ đó để tìm về quê hương.


- Quê Hương là gì, thật khó định nghĩa một cách chính xác và đầy đủ nhưng ở đó chắc chắn có trái ngọt vừa chín trong vườn, hàng chuối xanh rợp bóng mát hiên sau, con ve hát hoài trong lùm nhãn đơm bông, và bánh nậm thơm trong nồi hấp, con cá bống kho khô đậm đà ý mẹ trong buổi cơm chiều, tiếng chuông ngân vang êm ã, giọng hò à ơi - Tiếng hò ân tình kéo dài từ đầu hôm cho đến lúc tàn canh

- Quê Hương là gì, rất khó dùng một từ hay nhiều từ để cắt nghĩa nhưng ở đó có đồng ruộng xanh bát ngàn, cò bay thẳng cánh, xa xa có chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo véo von. Có khóm tre xanh mát rượi đầu làng, Có là chùm khế ngọt trong vườn, có vành nón lá nghiêng che của mẹ.

- Quê Hương, nơi của cội nguồn tổ tiên , nơi ông bà, cha mẹ hay ta được sinh ra, gắn liền với thời thơ ấu đẹp đẽ những cũng có thể là ký ức đau buồn mà ta chỉ muốn quên đi, nhưng dù sao thì quê hương vẫn mãi là quê hưỡng, tốt hay đẹp, buồn hay vui, đều gắn liền trong tâm trí và đâu dễ phai nhạt trong ta.

- Quê Hương đơn thuần trong tâm trí người đi xa là : “canh rau muống, cà dầm tương”. Có ai đó “dãi nắng, dầm xương”, Có ai đó tát nước bên đường hôm nao,..

- Quê hương trong tâm khảm của những người con viễn xứ bao giờ cũng đầy ắp những tự hào, những hụt hẫng, những niềm vui, nỗi buồn lẫn lộn - nó có thể nằm trong vô thức thường nhật, nhưng nó trỗi dậy bất ngờ khi có va chạm mặt mũi giữa người và ta...nó có thể cho người ta niềm tự hào hay tủi nhục...

- Quê hương nhiều khi đơn giản là cái nơi mà : Người đi xa, ý thức về tổ quốc lắm khi lại còn nhiều hơn, gần hơn người đang ở trong quê hương. Chỉ thế thôi

- Quê hương trong tâm khảm người xa xứ : là Ước mơ cho đất nước no ấm thanh bình, cho chị bán hàng rong thôi nhọc nhằn, cho em bé đến trường học hành đầy đủ, ước mơ mẹ già có người thương, ước mơ các cô gái có được mộng lành... Những điều xem ra như tầm thường, nhưng phải cần được nhắc lại để đừng quên, để cố gắng thực hiện. Cho hạnh phúc của mỗi người trên quê hương, một quê hương toàn vẹn trong hoà bình, vắng bóng ngoại xâm , kẻ thù đang dã tâm xâm lần từng tấc đất có máu thịt của cha ông tổ tiên để lại.

- Quê hương, tuỳ chọn của mỗi người không nhất thiết là nơi chôn nhau cắt rốn, cũng chưa hẳn là nơi mà ta sống lâu dài nhất mà nó là nơi chứa và gắn bó nhiều kỷ niệm từ bé và nó in sâu trong tâm trí mỗi người là nơi mà khi ở đó lâu mình không cảm thấy nhớ nó nhưng đi xa thì rất muốn về mặc dù về lâu thì chán rồi muốn đi tiếp. Và đi tiếp rồi lại nhớ nhung da diết. . Đối với những nông dân sớm rời xa đồng ruộng mong tìm cuộc sống ấm êm hơn nơi đất khách quê người, hoặc những chàng trai ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc từ thuở vị thành niên, thời gian sống ở quê hương đối với họ đôi khi gói gọn trong những tháng ngày náo nức tuổi ấu thơ. Nhưng bất luận với ai, quê hương luôn luôn hiện hữu, và càng đau đáu hơn trong lòng người xa xứ.

- Quê hương là bỗng giật mình, chạnh lòng xót xa khi vô tình bắt gặp ai đó khẽ câu hát, điệu hò khi chiều tà cũng đủ làm ta buồn.

- Quê Hương là thứ vô hình nào đó, Khi trai trẻ người ta bất chấp vứt bỏ tất cả để ra đi . Khi con người ta chính chắn, luống tuổi, sau những được mất của cuộc đời, tranh đua lợi danh được mất họ có thể chấp nhận đánh đổi tất cả chỉ 1 lần được về với quê hương. Quê hương là gì mà khi nghĩ về nó làm người ta khóc, và nước mắt lăn dài….

- “Quê hương thường xuyên níu kéo người tha hương. Dường như có ai đó từng ví tình cảm quê hương từa tựa sợi dây thun vô cùng bền vững. Khi bạn ở gần, sợi thun chùng lại, bạn không thường xuyên cảm thấy ràng buộc mà sợi dây vô hình vẫn giữ chặt bạn. Bạn càng đi xa, bạn mỗi năm thêm một tuổi, sợi dây vô hình thuận với không gian và thời gian, lại càng níu kéo. Bạn càng đi xa, càng lớn tuổi càng cảm thấy sức mạnh của sợi-dây-quê-nhà xiết chặt con tim.”

OH, 12/12/2012
Tiểu Bối